skip to Main Content

KHÁNH THÀNH CÁC GIẢI PHÁP THÍ ĐIỂM THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO HỆ SINH THÁI TẠI TP. ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình và Dự án “Hỗ trợ Việt Nam Thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN-SIPA) đồng tổ chức lễ khánh thành các mô hình giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái đô thị, bao gồm ‘Mảng tường xanh và vườn trên mái’, ‘Hệ thống thoát nước đô thị bền vững’ và ‘Khu cảnh quan trữ nước’. Dự án do   Chính phủ Đức tài trợ. Buổi lễ diễn ra tại Tòa nhà ban Quản lý Dịch vụ Công TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình vào ngày 10/02/2023..

Sau quá trình đánh giá toàn diện về kỹ thuật và tính dễ bị tổn thương, quá trình tham gia rộng rãi của cộng đồng và 9 tháng thi công (từ tháng 3 đến tháng 11/2022), ba mô hình đã được hoàn thiện và bàn giao cho thành phố. Đi kèm các giải pháp này là một chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương về việc lập kế hoạch và triển khai các giải pháp trong tương lai. Chương trình đào tạo này có sự tham gia của khoảng 100 nhà lãnh đạo và các chuyên viên thuộc lĩnh vực thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại đô thị và quản trị rủi ro khí hậu cấp quận, huyện và cấp tỉnh, thành phố.. Ngoài ra, dự án còn triển khai các khóa đào tạo, thu hút hơn 650 người dân từ 10 cộng đồng tại TP. Đồng Hới.

Lễ khánh thành được tổ chức nhằm công bố việc triển khai thành công các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu khu vực đô thị tại TP. Đồng Hới, đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân về Biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng nêu trên, cũng như thể hiện quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc nâng cao khả năng chống chịu của thành phố trước biến đổi khí hậu.

Tại lễ khánh thành, đại diện GIZ, UBND TP. Đồng Hới, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải,  Công ty Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình… đã được cập nhật về các nguy cơ của biến đổi khí hậu tại khu vực đô thị, tầm quan trọng của các giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái và chức năng và quy trình kỹ thuật của từng giải pháp.

Các đại biểu tham gia lễ cắt băng khánh thành các công trình thí điểm thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái khu vực đô thị tại tòa nhà ban Quản lý Dịch vụ công ích thành phố Đồng Hới

Sau khi tham quan thực tế các mô hình, các đại biểu không khỏi ngạc nhiên trước những thay đổi tích cực mà các giải pháp thích ứng mang lại. “Cả 3 mô hình: Mảng tường xanh và vườn trên mái, Hệ thống thoát nước đô thị bền vững và Khu cảnh quan trữ nước, chúng tôi kì vọng đều hữu ích và thiết thực. Qua kiểm tra chúng tôi thấy rất hài lòng khi giải pháp đưa ra thích hợp với khu vực Quảng Bình chịu nhiều tác động của nắng, gió. Chúng tôi hi vọng không chỉ ở đô thị Đồng Hới mà các địa bàn xung quanh có thể triển khai.”, ông Phạm Văn Lương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình chia sẻ.

Từ nhiều năm nay, Quảng Bình cùng với các tỉnh Duyên hải miền Trung với đặc điểm địa lý đặc biệt cùng đường bờ biển dài, thường xuyên phải đối mặt với các hình thái khí hậu khắc nghiệt như hạn hán, bão, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng… gây thiệt hại không nhỏ tới tính mạng, tài sản và cuộc sống người dân. Các chuyên gia dự báo với tình hình trái đất ngày càng ấm lên, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ diễn ra với tần suất ngày một nhiều tại Quảng Bình. Do vậy, việc chuẩn bị và thích ứng với các hiện tượng này là hết sức cần thiết.

Các tỉnh, thành phố dọc bờ biển Việt Nam ngày càng phải đối mặt với nhiều trận bão, lũ xảy ra do hậu quả của biến đổi khí hậu. Các mô hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái được triển khai ở Quảng Bình là thí điểm cho thấy các tỉnh, thành phố có thể chuẩn bị, thích ứng, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, những mô hình được lựa chọn còn lồng ghép thêm những giải pháp dựa vào tự nhiên, mang lại lợi ích quan trọng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Ông Daniel Herrmann, Cố vấn trưởng dự án VN-SIPA chia sẻ: “Thông qua Sáng kiến khí hậu Quốc tế, thành phố Đống Hới đã nhận được sự hỗ trợ nhằm tăng cường kiến thức cho chính quyền địa phương trong việc lập kế hoạch và xác định các giải pháp thích ứng đô thị nhằm nâng cao khả năng thẩm thấu nước lũ, đồng thời thể hiện tính khả thi và độ hiệu quả của những giải pháp dựa vào hệ sinh thái cho mục đích nêu trên. Chúng tôi dự kiến những mô hình thí điểm thành công sẽ tạo ra tác động lâu dài đến việc lập kế hoạch thích ứng đô thị, từ đó giúp Đồng Hới có được sức chống chịu với biến đổi khí hậu tốt hơn và cuộc sống tại đây trở nên dễ dàng hơn.”

Dự án “VN-SIPA được Bộ Liên bang về Kinh tế và Hành động Khí hậu (BMWK) CHLB Đức tài trợ thông qua Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI). Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ  phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình và các đối tác khác cùng triển khai ba giải pháp thí điểm thích ứng với Biến đổi Khí hậu nói trên. Cụ thể, một trong các giải pháp này là “Hệ thống thoát nước đô thị bền vững” còn được coi là một ví dụ tốt về hợp tác giữa các đơn vị liên quan đến dự án trong đầu tư vào thích ứng dựa vào hệ sinh thái.

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Registered offices
Bonn and Eschborn, Germany

Friedrich-Ebert-Allee 36 + 40
53113 Bonn, Germany
T +49 228 44 60-0
F +49 228 44 60-17 66

Dag-Hammarskjöld-Weg 1 – 5
65760 Eschborn, Germany
T +49 61 96 79-0
F +49 61 96 79-11 15

E info@giz.de
I www.giz.de

Registered at

Local court (Amtsgericht) Bonn, Germany: HRB 18384
Local court (Amtsgericht) Frankfurt am Main, Germany: HRB 12394

VAT no.

DE 113891176

Chairperson of the Supervisory Board

Jochen Flasbarth, State Secretary in the Federal Ministry for Economic Cooperation and Development

Management Board

Thorsten Schäfer-Gümbel (Chair)
Ingrid-Gabriela Hoven (Vice-Chair)
Anna Sophie Herken

Unsubscribe | Here you can unsubscribe from this newsletter.

In charge of this newsletter:
Daniel Herrmann, IKI.vietnam@giz.de
IKI Interface Vietnam
GIZ Office Vietnam
Project “Support to Vietnam for the Implementation of the Paris Agreement II” (VN-SIPA II)

Editor: Tran Xuan Quynh

Photo Credits:
GIZ, Climate-smart agriculture for ethnic minorities in central Viet Nam, DeRISK SE, ETP, Café REDD, Pixabay

The IKI Vietnam Newsletter is administered by the IKI interface in Vietnam hosted by GIZ. It informs regularly about news of climate change and biodiversity projects in Vietnam financed by the International Climate Initiative (IKI). The International Climate Initiative (IKI) is an important part of the German government’s international climate finance commitment. Since 2022 the IKI is implemented by the Federal Ministry for Economic Affairs and Climate Action (BMWK) in close cooperation with the Federal Ministry for the Environment, Nature Conservation, Nuclear Safety and Consumer Protection (BMUV) and the Federal Foreign Office (AA).

https://www.international-climate-initiative.com/

IKI Independent Complaint Mechanism (IKI ICM)

Any person who is (potentially) negatively affected by an IKI project, can file a complaint via the IKI Independent Complaint Mechanism (ICM). 

It works to enable people who suffer (potential) negative social and/or environmental consequences from IKI project. ​

  • Any person or a group of persons, or a community that has been or may be affected negatively by an IKI project may file a complaint.​
  • Persons wishing to do so can report integrity and/or corruption issues, such as misuse of funds, fraud etc.​
  • If persons experience reprisals in relation to an IKI project or a complaint, they can also use the mechanism. The affected person(s) can authorise a representative to file and pursue the complaint on their behalf.​

To find more information or to file a complaint go to:​

https://www.international-climate-initiative.com/PAGE396-1

Back To Top